Cựu SV Ngọc Tiến Lực - Ý chí và Thành công

Ngày ban hành: 12/06/2016 Lượt xem: 1105909 lần

Các bạn sinh viên thân mến, có người đã nói rằng sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí. Vâng, ý chí và nghị lực chính là công cụ tinh thần quan trọng nhất giúp cho con người sẵn sang vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

Tốt nghiệp đại học ngành cử nhân Khoa học quản lý năm 2011, không chạy theo phong trào “dồn về” các thành phố lớn để tìm kiếm công việc tốt với mức lương cao, chàng trai với thân hình nhỏ nhắn Ngọc Tiến Lực, người con của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang đã xung phong đầu quân vào danh sách 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã ở các xã đặc biệt khó khăn theo đề án của chính phủ. Vượt qua bao khó khăn, thử thách, năm 2012, Ngọc Tiến Lực trở thành một trong 19/200 đội viên ưu tú đầu quân vào đề án của chính phủ. Hiện chàng trai này đang là Phó Chủ Tịch Ủy ban nhân dân xã Bồng Am huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, trong chuỗi bài viết về những cựu sinh viên ngành cử nhân khoa học quản lý, người viết xin phép gửi đến quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đôi dòng cảm xúc là những trải nghiệm, tâm sự của một cựu sinh viên lớp Khoa học quản lý K5 huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, một người đi lên từ ý chí và nghị lực như thế.

********************************************

Nhận được điện thoại của cô giáo Linh mà lòng tôi xao xuyến. Vậy là bao năm rồi các cô vẫn nhớ mình, mình nghĩ mình cũng thật hạnh phúc, giữa bộn bề lo toan cho bao thế hệ sinh viên mà các cô vẫn nhớ tới cậu sinh viên đen nhẻm ngày xưa.

          Cái ngày xưa ấy là ngày tôi còn là một cậu sinh viên, một viên ngọc thô dưới mái trường Đại học khoa học Thái Nguyên, ngôi trường tôi đã chọn khi còn là một cậu nhóc học sinh phổ thông. 18 tuổi, cái tuổi phải quyết định cho tương lai, vận mệnh của mình.  Tôi cầm trên tay quyển Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học năm 2007 với bao suy nghĩ, trăn trở. Cuối cùng, tôi đã quyết định nộp hồ sơ vào ngôi trường có cái tên “Khoa khoa học tự nhiên và xã hội – Đại học Thái Nguyên” vì tôi nghĩ nó vừa với lực học của mình. Thiết nghĩ, chọn trường thi đại học cũng như ta tập đi xe đạp vậy, nếu xe mà to quá ta đi không vừa, nếu nhỏ quá thì cũng khó đi. Vậy là ngày bước chân vào giảng đường Đại học của tôi cũng thành hiện thực, ngôi trường có cái tên Khoa khoa học tự nhiên và xã hội mở rộng cánh cửa đón tôi và bao sinh viên K5 của năm học đó. Với bao bỡ ngỡ, với bao nối niềm và cả sự ngây thơ đến thánh thiện cùng theo tôi lên giảng đường. Học là học cho bao người đang làm thuê ở nhà cho mình nữa nên dù có như thế nào tôi và các bạn trong phòng kí túc xá đều rất cố gắng. Tôi chọn ngành khoa học quản lý vì mình cũng có chút kỹ năng và hiểu chút chút về quản lý nhà nước, cộng với bao nhiêu lần tôi đi xin dấu má của cơ quan nhà nước để làm hồ sơ, tôi và người dân đã được mấy ông “hành” như thế nào để cho biết thế nào là hành là chính. Với “mối thù” phải trả cho dân và cho chính mình tôi thầm hứa sẽ có một ngày tôi phải ngồi vào vị trí đó cho dân đỡ khổ, đỡ bị bắt nạt nữa nên khi học trên ghế giảng đường mà tôi luôn cố gắng. Thấm thoát thời gian trôi cũng đưa tôi đến ngày thành cử nhân Đại học. Tốt nghiệp ra trường, tôi hoành tráng về làm nhân viên cho phòng Nội vụ huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Với chân nhân viên hợp đồng thì đến ngày tôi làm cho “dân sướng” thì khó quá, tham vọng thì lớn mà thực hiện thì khó như hái sao trên trời. Thế rồi, cơ hội cũng đã đến với tôi khi Đề án 600 phó chủ tịch xã của chính phủ ra đời. Qua các vòng thi tuyển, chỉ còn vòng thi phỏng vấn tôi nghĩ mình sẽ được vì ngày xưa đi học tôi đã là “thiên tài” thi vẫn đáp rồi. Với bao hi vọng và cố gắng tôi cũng đã chinh phục được những ông thầy khó tính của Sở Nội vụ Bắc Giang và cả ông Vụ trưởng vụ công tác Thanh niên Bộ nội vụ cũng đầu hàng để tôi được đứng trong hàng ngũ ưu tú nhất của 19 đội viên trên tổng số 200 bộ hồ sơ.

          25 tuổi tôi bước lên vũ đài chính trị với hành trang là kiến thức đã học trên giảng đường Đại học và chút kinh nghiệm trong thời gian làm ở phòng Nội vụ. Quá khó cho một thằng nhóc “mặt búng ra sữa” khi khoác trên mình cái ánh hào quang Phó chủ tịch, Nhưng với tôi đã không làm thì thôi còn đã làm thì phải làm cho tất cả ra hồn, không thể mất công ăn học bao năm được, dần tôi cũng trưởng thành hơn trên buổi chủ trì, chỉ đạo cuộc họp. Tôi không nghĩ so sánh mình với ai mà tôi chỉ so sánh mình của ngày hôm nay và ngày hôm qua, mình trưởng thành hơn, cứng cáp hơn và quan trọng tôi đã giúp được người dân giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất khi tôi tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã thành lập Bộ phân một cửa một cửa liên thông do chính tôi đứng đầu phụ trách.

          Tôi cũng giống như các bạn, chúng ta hay lên facebook tâm sự, chia sẻ, có không ít người còn hay tham vãn về cuộc sống này trong khi chính chúng ta lại không làm gì hoạc chỉ biết ngồi kêu theo “hiện tượng đám đông”. Chúng ta cũng đâu biết không phải ai cũng may mắn được đi học, được là sinh viên do nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng có những người được ăn học, được là sinh viên thì lại không biết cố gắng. Có bao giờ các bạn đã đi học vì bố mẹ mình đang đi làm thuê ở ngoài đường chưa? Lịch sử 4000 năm Đất nước ta được hình thành nên bởi cuộc chia ly giữa Lạc long quân và Âu cơ, 50 người con lên non và 50 người con xuống biển đó không phải là sự chia ly mà đó chỉ là chia tay vì hoàn cảnh sống của thời đại. Giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao tổ tiên ta lại xuống biển, vậy Biển của chúng ta đã bao giờ yên đâu vẫn còn đó sự ức hiếp của ngoại bang. Với trách nhiệm của hơn 4000 lớp người đã khai đường mở lối, mở mang bờ cói, đã đi hết Biển Đông, chúng ta những  người trẻ đã và đang làm được những gì, nhất là các bạn sinh viên đã học cho xứng đáng với niềm tin yêu của Bố mẹ và xã hội gửi gắm chưa? Có thể Bố mẹ của tôi và các bạn chưa bao giờ là hoàn hảo nhưng tình yêu mà bố mẹ giành cho con thì luôn hoàn hảo. Ngày xưa đi học tôi thầm nghĩ có thể học được Bằng giỏi hay khá cũng khồng quan trọng cho lắm quan trọng là chúng ta học để là người mới là khó nhất.

         

Tôi cũng là một người trẻ, một cựu sinh viên, tôi nghĩ về thanh niên chúng ta và thấy rằng chúng ta không có gì hơn những người già mà chỉ hơn một điều rằng người trẻ có làm gì sai lầm, hay chưa làm được điều gì thì chúng ta có thời gian mà làm lại hay có thời gian mà bắt đầu. Thanh niên là niềm hi vọng của Đảng và nhân dân. Trong di trúc của Hồ Chí Minh có 6 điều quan trọng nhất, điều thứ nhất Bác dặn về công tác tổ chức xây dựng Đảng, điều thứ 2 bác nói về thanh niên, thanh niên, những người trẻ có một vị trí rất lớn trong trái tim Bác hồ, điều cuối cùng của Bản di trúc bác chỉ giành vỏn vẹn 79 từ giành cho mình. Vậy chúng ta có người đang đi học và đã đi làm đã làm được gì cho chính mình và cho đất nước? tôi luôn tin vào các bạn sinh viên và thanh niên vì chính tôi cũng đang là những người trẻ, ai mà không tin vào những người trẻ thì hãy lên xem lại trách nhiệm và nhận thức của mình. Hãy cống hiến đi rồi cơ hội sẽ đến với mỗi chúng ta,Bác Hồ đã nói “không có việc gì khó chỉ sợ nòng không bền”.  Tôi một cựu sinh viên luôn tin tưởng rằng các bạn sinh viên trường Đại học khoa học Thái Nguyên luôn luôn là những người không sợ khó.

 

Thông báo mới
Tin Tuyển dụng